Du Lịch Huế

THÔNG TIN DU LICH HUẾ

5/5 trong 1 đánh giá ( 4772 reviews )

Huế thương sơn thủy hữu tình, nơi tọa lạc Đại Nội, Ngọ Môn, Điện Thái Hòa, Tử Cấm Thành, Lăng Tự Đức, Thế Miếu, Hiển Lâm Các, Cửu Đỉnh xưa của 13 vị vua triều Nguyễn. Chùa Thiên Mụ lưu giữ cổ vật lịch sử, nghệ thuật quý giá. Chiều buông, ta ngồi thuyền rồng xuôi dòng sông Hương thưởng thức ca hò Huế.

Huế cách sân bay Phú Bài 18km, cách cảng nước sâu Chân Mây 50km. là trung tâm khoa học kỹ thuật và đào tạo của miền Trung, trung tâm văn hoá du lịch Việt Nam, Nằm ở dải đất hẹp miền Trung Việt Nam, Huế là thành phố có bề dày văn hóa lâu đời, đa dạng về cảnh quan thiên nhiên và có bề dày truyền thống lịch sử- văn hoá, du lịch cảnh quan thiên nhiên đẹp và hữu tình cùng quần thể di tích lịch sử được thế giới công nhận. Đã từ lâu  du lịch Huế được biết đến như một địa điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong nước và ngoài nước

 

Nhắc đến Huế người ta thường nghĩ ngay đến Thời vua chúa, các cung điện, đền đài vẫn còn được lưu giữ mang hơi thở cổ xưa, những cô gái Huế rất đẹp dịu dàng, ngọt ngào. Huế được biết đến với những địa danh gắn liền với lịch sử hào hùng của dân tộc và thắng cảnh kỳ thú hữu tình, Ðến với Huế là đến một vùng danh lam, đầy sức quyến rũ với con sông Hương hiền hòa bên ngọn Ngự Bình hùng vĩ. và những bãi biển dài có độ dốc thoai thoải, nước biển trong xanh. Những bài hát đi vào lòng người gắn liền với Huế mộng mơ, yên bình

Ai ra xứ Huế thì ra

Ai về là về núi Ngự

Ai về là về sông Hương”

 

Các di tích văn hóa, các công trình kiến trúc độc đáo, quần thể di tích triều Nguyễn bao gồm các kiến trúc cung điện, đền đài, hệ thống thành quách, lăng tẩm, các kiến trúc dân gian chùa chiền, miếu vũ nhà thờ...vẫn giữ nguyên nét uy nghi, cổ kính, trang nghiêm. Sự bao la, rộng lớn của Đại Nội Huế các lăng vua Nguyễn đến sự thanh tịnh ở chùa Thiên Mụ. Các lễ hội dân gian truyền thống, lễ hội tôn giáo tín ngưỡng như Lễ tế trời Đàn Nam Giao, lễ hội điện Hòn Chén… Các thể loại mỹ thuật, nghệ thuật cổ truyền dân gian và cung đình đều được lưu truyền.      

Huế thương sơn thủy hữu tình, nơi tọa lạc Đại Nội, Tử Cấm Thành, Ngọ Môn, Thế Miếu, Điện Thái Hòa, Hiển Lâm Các, Lăng Tự Đức, Cửu Đỉnh xưa của 13 vị vua triều Nguyễn. Chùa Thiên Mụ lưu giữ cổ vật lịch sử, nghệ thuật quý giá. Chiều buông, ta ngồi thuyền rồng xuôi dòng sông Hương thưởng thức ca hò Huế, thả hoa đăng cầu phúc lộc. Ngoài tham quan các cung điên, danh lam thắng cảnh .....Di tích văn hóa...Các bạn còn được được thưởng thức các món ăn đặt sản của vùng đất Huế, từ bình dân đến cung đình, từ ăn chay đến ăn mặn đều thể hiện sự kết hợp hài hòa cái ngon với cái đẹp, tạo ra một phong cách ăn riêng, đó là cái riêng đặc biệt của xứ Huế. Đến đây không thể không nói đến món Bún Bò Huế, Cơm Hến, nhăm nhi chè sen cùng mè xững, chè cung đình, chè sen.


Nên đi du lịch Huế vào thời gian nào thì đẹp nhất?

Từ tháng 8 đến tháng 1 là mùa mưa ở Huế. Vào mùa mưa nhiệt độ trung bình là 19 độ C, có lúc hạ xuống còn 8,8 độ C. Ở các khu vực triền núi khí hậu khá mát mẻ, nhiệt độ trong năm dao động từ 9 – 29 độ C. Ngoại trừ những tháng nắng gắt và mưa bão, các tháng còn lại đều là thời gian lý tưởng để các bạn đi du lịch Huế. Từ tháng 3 đến tháng 8 là mùa nóng ở Huế. Thời tiết vào mùa này khá oi bức, nhiệt độ có lúc lên đến 40 độ C. 

Thời điểm thích hợp để du khách đến Huế là vào mùa thu (từ tháng 7 đến tháng 9 hàng năm). Có người nói Huế không có mùa thu mà chỉ có hai mùa mưa nắng. Nói như vậy cũng có phần đúng, bởi lẽ mùa thu ở Huế quá ngắn đến nổi nhiều người không kịp nhận ra. Mùa thu ở Huế xen lẫn chút thu của Hà Nội và len lỏi một vài ngày thu ở Sài Gòn. Nhiều người bảo rằng, mùa thu ở Huế thời tiết “đỏng đảnh” như cô gái mới lớn. Có những ngày gắt nắng, có những ngày mưa dầm dề, lại có những buổi chiều se se lạnh giống với mùa thu Hà Nội. Huế vào mùa thu rất đẹp và thơ mộng, dịu nhẹ và tinh khôi. Tiết trời dịu mát trong những ngày mùa thu là thời gian lý tưởng để các bạn viếng thăm mảnh đất kinh kỳ. Các bạn cũng có thể lựa chọn vào mua Festival Huế (một sự kiện văn hóa lớn được tổ chức tại Huế). Festival Huế được tổ chức 2 năm một lần nhằm mục đích tôn vinh các di sản văn hóa Huế. Trong dịp này có nhiều chương trình lễ hội đặc sắc như lễ tế Nam Giao, Đêm Hoàng cung, lễ Truyền lô và Vinh quy bái tổ, thả diều, lễ hội áo dài, chợ quê… hứa hẹn mang đến cho các bạn nhiều trải nghiệm thú vị. Ngoài ra, các bạn cũng có thể đến Huế vào các dịp lễ lớn trong năm như dịp lễ 02/9, lễ 30/4 và mùng 1/5, lễ Giỗ Tổ Hùng Vương…


Đến Huế bằng phương tiện gì?

Các bạn có thể đến bằng đường bay, tàu hỏa và xe ô tô

Tàu Hỏa: Với những bạn dư dả thời gian và muốn trải nghiệm cảnh đẹp trên đường đi thì nên chọn phương tiện này.

 Sài Gòn các bạn cũng có thể mua vé tại quầy hoặc trên website của đường sắt và đặt mua nhé. Đi tàu từ Sài Gòn thì bạn có nhiều thời gian để trải nghiệm suốt chuyến đi hơn vì thời gian tàu chạy ban ngày nhiều hơn. Đối với các bạn ở miền Bắc muốn đi du lịch đến Huế thì có thể tới Hà Nội đón tàu đêm từ ga Hà Nội đến Huế (hành trình này kéo dài khoảng 13 tiếng. Tàu chạy từ 19h00 thì tới khoảng 8h00 đến 8h15 là các bạn có mặt tại Ga Huế). Đi bằng phương tiện Tàu Hỏa thì cũng mất nhiều thời gian để đến Huế, chỉ thích hợp với một số bạn thoải mái về thới gian

Máy Bay: với bạn nào không có thời gian nhiều thì nên chọn phương tiện máy bay để đến Huế nhanh nhất so với tàu hỏa và xe ô tô, các bạn nên đặt vé máy bay giá rẻ để tiết kiệm được chi phí, các bạn có thể liên lạc với các đại lý để biết rỏ thêm giá vé, thơi gian bay mà lựa chọn cho hợp lý. Sân bay Phú Bài (Huế) cách trung tâm thành phố Huế 15 km, khoảng 25 phút để đi xe ô tô về Trung tâm thành phố.TP.HCM và Hà Nội đến Huế với nhiều hãng như Vietnam Airlines, VietjetAir, Jetstar giá vé khoảng từ 800.000 đồng/chiều.

Xe khách: Di chuyển bằng xe khách thì các bạn mất rất nhiều thời gian tốn khoảng 1 ngày để di chuyển từ Hà Nội hoặc Sài Gòn đến Huế, đổi lại di chuyển bằng phương tiện này rất dể dàng va chi phí cũng thấp hon so với máy bay, tàu hỏa.

 

 

 

Phương tiện di chuyển từ sân bay Phú Bài về trung tâm thành phố Huế

Phương tiện xe bus

Hiện tại phương tiện xe bus ở Thành Phố Huế rất rộng rải và thuận tiện.

Di chuyển bằng xe buýt là phương tiện tiết kiệm chi phí khi du khách đi du lịch Huế ít người và đồ đạc ít, gọn nhẹ, dể di chuyển. Các bạn có thể di chuyển từ sân bay Phù Bài về trung tâm Thành Phố Huế hoặc ngược lại.

Ngoài ra còn có phương tiện Xe ô tô trung chuyển hoạt động với tần suất từ 30 – 60 phút/chuyến. Giá vé khi di chuyển từ sân bay Phú Bài về trung tâm thành phố Huế chừng 50.000 đ/người

Các bạn muốn di chuyển nhanh, thuận tiện và thoải mái hơn cũng có thể chọn phương tiện Taxi, thời gian tù sân bay đến trung tâm thành phố hoặc ngược lại mất khoảng 15 đến 20 phút, cac bạn ra phía ngoai sân bay se có taxi đón các bạn giá cả tùy vào từng loại taxi, giá taxi khoảng 190.000 đồng.

Ngoài những phương tiện trên còn có loại xe đón tiển của những cong ty du lịch hiện nay rất phổ biến, các bạn muốn xuống sân bay là có xe đón không phải mất thời gian thì các bạn có thể liên hệ trước với các công ty du lịch đặt trước, hoặc các bạn có thể di chuyển ngay khi ra san bay cũng có thể tìm  được các công ty du lịch tại đó để có thể di chuyển về trung tâm Thành Phố. Các loại xe của cong ty du lich như: xe 4 chỗ, 12 chỗ, 24 chỗ và 45 chỗ..rất sang trong tiện nghi và có uy tín. Sân bay Phú Bài vào thành phố Huế giá khoảng 200,000 đ với xe 4 chỗ và 250,000 VND với xe 7 chỗ. Đặt 2 chiều, giá trọn gói là 380,000VND/4 chỗ, 475,000VND/7 chỗ. Dịch vụ đưa đón từ sân bay về sẽ đưa quí khách về bất cứ nơi nào thuộc thành phố Huế, bất kể sáng sớm hay tối khuya, giá cố định.

Phương tiện di chuyển trong thành phố Huế :

Xe xích lô:

Phương tiện xích lô ở Huế cực kì thu hút khách du lịch và rất hếp dẩn ở nội thành vì Huế là một thành phố cổ kính, các ngã ba, ngã tư nhỏ hẹp, nếu như khách du lịch đi bằng taxi hoặc các loại xe hơi khác thì khó chiêm ngưỡng vẻ đẹp thơ mộng của xứ sở này. Giá cả không cao lắm và còn tuỳ vào quãng đường mà bạn muốn đi giá khoảng 2000 đ/ 1km/ 1 người. Giá kháchTây thường là: 2 USD/1h/1 người, còn khách du lịch Việt Nam: 15.000 đồng/ 1h/ 1 người.

 xích lô ở Huế với thành rộng vừa phải và chiều cao trung bình. Nó tiện lợi ở chỗ khi cần có thể chở hàng hoá hoặc có thể bật mui lên để chở khách một cách lịch sự và an toàn đó là điểm khác biệt so với Xích lô ở Sài Gòn và Hà Nội.

 

Thuê thuyền: 

Một phương tiện du lịch di chuyển trên sông rất phổ biến và phồn vinh của Huế. Đó là thuyền rồng đưa các bạn du lịch trên sông Hương, Dòng sông Hương thơ mộng cũng là niềm tự hào của du lịch Huế. Buối tối, khi trời mát mẻ ngồi trên thuyền, lênh đênh trên sông nước, thưởng thức ca Huế và thả hoa đăng, du khách mới có thể thấm dần những hương vị, âm sắc đó là nét đặc biệt của Huế.

Tất cả các loại thuyền (thuyền đơn chỉ đủ cho trên dưới 20 người, khoang thuyền rộng 2m dài 5-6m hoặc thuyền đôi có sức chứa 50-60 người) đều được đóng theo kiểu đầu rồng và sơn son phết lộng lẫy hai bên mạn thuyền. Nếu bạn muốn nghe ca Huế thì phải thuê riêng: 270.000đ/ 1 xuất ( trong 1h30 phút cho đoàn dưới 20 người); 370.000đ/ 1 xuất (trong 1h30 phút cho đoàn dưới 60 người).

Muốn thuê thuyền để đi trên sông Hương kết hợp nghe ca Huế bạn liên hệ về Ban quản lý bến thuyền.

– Huế – Ðiện Hòn Chén : 100.000 đ/ 1 chuyến/ 1thuyền đơn (200.000đ/ 1 thuyền đôi)

– Huế – Linh Mụ: 80.000 đ/1 chuyến/1 thuyền đơn ( 160.000đ/ 1 thuyền đôi)

– Huế – Lăng Minh Mạng: 135.000đ/1 chuyến/ 1 thuyền đơn ( 270.000đ/ 1 chuyến/ 1thuyền đôi)

– Huế – Bao Vinh: 50.000 đ/ 1h/ 1 thuyền đơn

 

Xe đạp thồ:

Để dể dàng tìm thấy xe này phục vụ cho chuyến đi của bạn trong chuyến du lich Huế các bạn đến ở các bến xe An Cựu, Ðông Ba, ga tàu, các tụ điểm thương mại, bệnh viện. Khoảng 1000đ/ 1 km/ 1 người

Xe ôm:

Giá cả cũng không cao lắm và còn tuỳ vào quãng đường mà bạn muốn đi và khoảng chừng 2000 đ/ 1km/ 1 người. các bạn có thể dể tìm thấy để đi về từ ga tàu hay bến xe hoặc thuê để đi cả ngày lòng vòng khắp thành phố.

 

Thuê xe máy:

Phương tiện này k nhiều ở Huế chỉ có ở một số khách sạn hoặc cơ sở tư nhân. Bạn có thể liên hệ ở lễ tân các khách sạn như: Thăng Long, số 2 Lê Lợi, Hoa Hồng, Khải Hoàn…hoặc gọi trực tiếp số điện thoại: 847238 ( gặp anh Tiến).  Gía thuê từ 100-200.000 đồng/xe/ngày. Giá khoảng từ 10.000 – 15.000 đ/1h; từ 60.000 – 70.000 đ/ ngày ( 12 tiếng)

Xe Taxi: Huế cũng có rất nhiều hãng taxi như ở các thành phố du lịch khác nên các bạn cứ an tâm về phương tiện này khi đến Huế nhé

Dưới đây một số hãng taxi uy tín:

Taxi Mai Linh : Địa chỉ: 177 Phan Đình Phùng, TP Huế;

Taxi ThànhĐô : Địa chỉ: 333B An Dương Vương TP Huế;

Taxi GILI :Địa chỉ: 28b Nguyễn Huệ TP Huế;

Taxi Thành Lợi: Địa chỉ: Đường Trần Hưng Đạo TP Huế;

Ngoài các phương tiện kể trên còn một phương tiện, tiện lợi và rẻ nhất là xe buyt, các bạn có thể đón xe buyt tham quan cac điểm du lịch trong thanh phố Huế khogn6 lo sợ bị lạc..và cũng có thể di xe buyt trở vè khách sạn nơi bạn đi.

Các địa điểm tham quan tại Huế

 

Chùa Thiên Mụ

Chùa chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Nguyễn Hoàng - vị chúa Nguyễn đầu tiên ở đất Đàng Trong. Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất đất cố đô. Chùa gắn liền với nhiều câu chuyện thần bí, trong đó ‘oán tình duyên” đến nay vẫn là lời nguyền bí ẩn. Chùa Thiên Mụ là ngôi chùa được xây dựng sớm nhất ở thành phố Huế. Chùa Thiên Mụ tọa lạc trên đồi Hà Khê thuộc tả ngạn sông Hương, nằm ngay đường Kim Long, thuộc xã Hương Long. cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía Tây, chùa Thiên Mụ là một điểm đến tâm linh nổi tiếng của xứ Huế. Đặc biệt, Đến chùa Thiên Mụ các bạn không chỉ được thưởng ngoạn nét đẹp nổi tiếng, kiến trúc cổ kính, uy nghiêm, với vẻ đẹp trầm tư Chùa Thiên Mụ khẽ lặng mình soi bóng xuống dòng sông Hương thơ mộng, tạo nên một bức tranh phong thủy đậm chất trữ tình, mà còn được nghe nhân dân kể lại những câu chuyện truyền thuyết thần thoại bí ẩn về lịch sử dựng chùa, những câu chuyện oán tình nhân... những câu chuyện tâm linh huyền bí được về ngôi chùa càng thu hút sự tò mò của khách du lịch.

Lời nguyền “oán tình duyên” tạo cho Thiên Mụ một vỏ bọc linh thiêng và huyền bí, chí ít là với nhiều cặp nam nữ đang yêu nhau. Lời nguyền đã làm chùn chân không ít cặp tình nhân, họ không dám dắt tay nhau thăm quan ngôi cổ tự linh thiêng và nổi tiếng xứ Huế.

Ngoài ra, tại chùa còn gìn giữ rất nhiều những đồ vật cổ có giá trị như tranh ngang, câu hỏi của cổ, tượng cổ quý hiếm, đồng bia đá chuông… không chỉ có giá trị lịch sử mà còn có giá trị về nghệ thuật.

Chùa Huyền Không Sơn Thượng.

Đây là một ngôi chùa nổi tiếng, một thắng cảnh của cố đô Huế. Chùa thuộc hệ phái Phật giáo Nam tông, được Thượng tọa Giới Đức khai sơn năm 1989. Tọa lạc tại thôn Đồng Chầm ( Hòn Vượn),  phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế, cách cố đô Huế chừng 14km về phía Tây. Để đến được Huyền Không Sơn Thượng , các bạn đi theo bờ sông Hương qua chùa Thiên Mụ, theo con đường dọc sông Hương, qua Văn Thánh, Võ Thánh, qua cầu Xước Dũ, rồi đi khoảng hơn 1km nữa rồi rẽ phải vào thôn Đồng Chầm. Đi thêm tiếp chừng 500 mét  sẽ thấy chiếc cổng làng Văn hóa thôn Đồng Chầm.

Qua cổng này chừng 200 mét, bên phải có một tấm biển chỉ đường, theo lộ trình này, gần 3km nữa là đến núi Triều Sơn Phương tức Huyền Không Sơn Thượng.

Chùa rộng khoảng 10.000 mét vuông , được chia làm hai không gian chính gồm: Ngoại Viện và Nội Viện. Không gian  chính của chùa rộng chừng 3 ha 7 nằm lọt trong một thung lũng, được gọi là “thung lũng treo”. Gồm có Chánh điện, Am mây tía, Nghinh lương đình, Nhà khách, Chúng hòa đường, Tĩnh trai đường (nhà trù), Cốc liêu chư Tăng, Tăng xá, Cốc liêu chư Ni các công trình phụ… Không cầu kỳ, cổ kính với nét kiến trúc dân dã, gần gũi với thiên nhiên đã tạo nên một điểm nhấn riêng biệt. Đặc biệt đến đây, các bạn sẽ được chiêm ngưỡng những nét nghệ thuật ấn tượng trong kiến trúc chùa. Đến với chùa các bạn sẽ được tìm hiểu về lịch sự hình thành nên chùa, các giá trị tâm linh, văn hóa mà chùa còn gìn giữ,…

Chánh điện: Vật liệu xây dựng chủ yếu là gỗ, ngói vảy cá , mang dáng dấp hồn Huế, không sơn phết sắc màu đền miếu dân gian…

Lấy sự hài hòa với thiên nhiên, với hồn thơ và các giá trị nhân văn… làm ý tưởng chủ đạo , chú trọng tâm hướng sống thiền.

Chánh điện còn được gọi là chùa ngoài, thờ Phật Sakyā Muni (Thích-ca Mâu-ni), thờ Xá-lợi Phật cùng Xá-lợi chư vị Thánh Tăng đây được sử dụng làm chỗ tọa thiền .

Am mây tía (Tử vân am):

Xung quanh trồng 5 khóm trúc vàng đây là nơi ở, làm việc, uống trà, tiếp khách… của sư trụ trì. Am Mây Tía mang vóc dáng đồng bộ với ngôi chánh điện, kiến trúc mở – để thiên nhiên, cây lá, cỏ hoa tràn vào nhà.

 

Chùa Từ Đàm

 

Tọa lạc tại số 1, Sư Liễu Quán, phường Trường An, thành phố Huế, là một ngôi chùa cổ của Việt Nam. Nằm  trên một khoảnh đất cao, rộng, bằng phẳng thuộc địa phận phường Trường An, cách trung tâm thành phố Huế 2 km về hướng nam. Mặc dầu không phải là ngôi chùa vào loại cổ nhất Việt Nam, nhưng Từ Đàm đã được nhiều người ở khắp đất nước biết đến do vai trò quan trọng của chùa trong công cuộc chấn hưng và phát triển của Phật giáo Việt Nam thời kỳ cận đại và cuộc đấu tranh vì hòa bình và tự do tín ngưỡng.  Đến chùa các bạn không chỉ được tìm hiểu những giá trị văn hóa, lịch sử của chùa, mà các bạn còn có thể thưởng ngoạn những nét đẹp trong kiến trúc cổ kính của chùa. Chùa có 3 bộ phận chính là tam quan, chùa chính và nhà hội. Còn lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa và lịch sử. Chùa Từ Đàm thờ độc tôn nên cách bài trí và thờ tự trong điện có phần đơn giản so với các ngôi chùa khác ở Huế.  chùa Từ Đàm là trụ sở hoạt động của An Nam Phật học hội. Những ngày Cách mạng Tháng Tám Từ Đàm là trung tâm hoạt động sôi nổi của Phật giáo cứu quốc. 

Lăng Khải Định

Lăng Khải Định hay còn gọi là Ứng Lăng, là nơi yên nghỉ của vua Khải Định (1885 – 1925) – vị vua thứ 12 của triều Nguyễn, trị vì 9 năm (1916 – 1925), tọa lạc ở trên triền núi Châu Chữ, hay còn gọi là Châu Ê phía Tây Nam của Kinh Thành Huế, bên ngoài công trình Huế. Được xây dựng tại xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Lăng Khải Định là một công trình kiến trúc đồ sộ, độc đáo trong cả quy mô lẫn kiến trúc nghệ thuật, đã cuốn hút không ít du khách ghé thăm. là công trình có diện tích nhỏ nhất so với lăng tẩm của các vị vua tiền nhiệm trong hệ thống lăng tẩm triều Nguyễn nhưng lại là công trình được xây dựng kì công nhất, thời gian xây dựng lâu nhất, kinh phí xây dựng nhiều nhất và hiện đaị nhất trong hệ thống lăng tẩm Huế.với sự pha trộn hài hòa giữa kiến trúc cung đình và kiến trúc phương Tây đã tạo nên những nét đẹp đa dạng, bắt mắt. các bạn bước chân vào phía trong lăng, tất cả những nét đẹp Hoàng Gia được phơi bày trước mặt, khiến ta không khỏi ngạc nhiên. Những đường nét nghệ thuật tinh xảo, tỉ mỉ trong từng chi tiết, những sắc màu hài hòa đến kỳ lạ.

Gian phòng ở chính giữa Cung Thiên Định là nơi đặt mộ vua, đây cũng là gian phòng được trang trí đẹp nhất lăng. Bên trên phần mộ là tượng vua Khải Định bằng đồng mạ vàng được đúc tại Pháp năm 1922, ngồi trên ngai vàng đúng theo tỉ lệ 1:1, bên dưới ngai vàng là bậc Tam Tài: Thiên 

Gian phòng trong cùng và cao nhất trong cung Thiên Định chính là nơi thờ bài vị của vua. Nhà Bia có hình bát giác, được xây dựng theo những chi tiết ảnh hưởng của kiến trúc Châu Âu và vòm cửa theo lối Roman biến thể. Trụ cổng được xây dựng theo kiểu Tam Quan Tứ Trụ nhưng cũng ảnh hưởng một phần từ kiến trúc Ấn Độ.

Đặc biệt nghệ thuật điêu khắc chạm trổ, nghệ thuật trang trí bằng cách ghép nối các mảnh sành sứ, những bức tranh hoành tráng ở Cung Thiên Định, đặc biệt là ba bức tranh “CỬU LONG ẨN VÂN”. Lăng Khải Định là một công trình có giá trị về mặt nghệ thuật và kiến trúc, góp phần làm phong phú và đa dạng quần thể lăng tẩm ở di sản Huế, xứng đáng với câu đối đề trước Tả Trực Phòng trong lăng:

Đại Nội Huế

Đại Nội Huế là trung tâm lịch sử, được xây dựng trên một mặt bằng diện tích hơn 500 ha, bao gồm Hoàng Thành và Tử Cấm Thành, được gọi chung là Đại Nội. công trình kiến trúc độc đáo trong quần thể di tích lịch sử Cố Đô Huế, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào ngày 11-12-1993. Đại Nội Huế bao gồm Hoàng Thành và Tử Cấm Thành ngày nay thuộc địa phận phường Thuận Thành, thành phố Huế. Từ Đại Nội du khách có thể đến thăm các điểm lân cận như Cầu Tràng Tiền, Chợ Đông Ba,… Kinh thành Huế, Hoàng thành, Tử Cấm thànhx. Đây là hệ thống kiến trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ trung ương tập quyền nhà Nguyễn. Ðại Nội có hơn 100 công trình kiến trúc đẹp ở nhiều khu vực khác nhau với các chức năng riêng. Cổng Ngọ Môn, là công trình kiến trúc có nhiệm vụ quan trọng trong việc bảo vệ cung đình, được xây dựng vào năm Minh Mạng 14 (1883) Điện Thái Hòa và sân Đại Triều Nghi được dùng để tổ chức các buổi chiều nghi, sinh nhật Vua, đón tiếp xứ Thần… Trên đài có điện Càn Nguyên, hai bên có hai của là Tả Đoan Môn và Hữu Đoan Môn. Trước đây cổng chỉ giành riêng cho vua chúa theo quan niệm Dịch học với nét kiến trúc của công trình rất đồ sồ. Thế Tổ Miếu là nơi thờ tự các vị vua triều Nguyễn đã quá cố, kể cả thân thích hoàng tộc như Hoàng Hậu, tọa lạc tại góc tây nam Đại Nội đến đây các bạn sẽ được tìm hiểu về sự nghiệp và cuộc đời của các vị vua triều Nguyễn một cách rõ nhất và sâu sắc nhất.

Sông Hương

Nhắc đến Sông Hương mỗi chúng ta ai cũng biết đến những bài hát, bài thơ nói về Sông Hương như đã gắn liền và đi vào tho ca Việt Nam bởi sông Hương như dải lụa mềm mại thướt tha uốn quanh qua các chân núi, xuyên qua các cánh rừng rậm mang theo hương thơm của cỏ cây vùng rừng núi nhiệt đới hòa vào không khí trong trẻo mát lành của các làng mạc, thị thành ven sông: Vĩ Dạ, Chợ Dinh Cồn Hến, Gia Hội, Nam Phổ, Bao Vinh … rồi từ đây con sông xuôi ra biển cả Thuận An, Lăng Cô rộng lớn. Sông Hương là dòng sông thơ mộng được coi là biểu tượng của Huế (ngoài Kinh Thành Huế). Là một trong 5 điểm đến hấp dẫn nhất Việt Nam theo bình chọn của Tổ chức các kỷ lục gia Việt Nam bình chọn. Dòng sông  là nguồn cảm hứng vô tận cho những văn nghệ sĩ tài ba đất Việt, là nỗi nhớ miên man cho những ai nặng lòng với Huế. Một lần về thăm Huế, một lần ngắm nhìn sông Hương ta mới hiểu vì sao con sông này đã làm hao tốn giấy mực của các bậc hiền triết, danh sĩ đến vậy.

Đến với Huế các bạn sẽ được ngồi trên du thuyền được ngắm toàn cảnh thành phố lung linh vào đêm, vừa nghe những làn điệu dân ca của những cô gái Huế, Nếu bạn nào biết hát có thể lên giao lưu cùng những cô gái dể thương, vừa thả hồn mình theo làn nước trôi lửng lờ, thơ thẩn, thưởng ngoạn cảnh sắc bình yên nơi xứ Huế. Trên du thuyền các bạn cũng có thể thả đèn hoa đăng, gửi gắm ước nguyện, tâm tư của mình để gió nước, sông Hương. Để những ước nguyện có thể trở thành sự thật, những nổi buồn, ưu tư từ đó mà trôi xa.

Núi Ngự Bình

Cùng với Cầu Trường Tiền, Sông Hương thì núi Ngự Bình  cũng Được coi là một trong những biểu tượng mang tính đặc trưng nhất của Huế. Cùng với sông Hương, núi Ngự Bình là quà tặng vô giá thứ hai của tạo hoá, quyện vào nhau tạo nên vẻ sơn thuỷ hữu tình của Huế.  Núi Ngự Bình tọa lạc tại phường An Cựu cách phía Nam sông Hương 3km Từ đỉnh núi Ngự Bình du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Huế với dòng sông Hương như dải lụa mềm mại uốn quanh, cùng lâu đài, thành quách tạo nên một bức tranh có nhạc có thơ. Là một ngọn núi gắn liền với sông Hương thơ mộng, được du khách gọi cho cái tên ấn tượng núi Bài Thơ. 

Những khách sạn đẹp, giá tốt, vị trí đẹp ở Huế

Mức trung bình của nhà nghỉ, khách sạn chỉ giao động khoảng 150-300.000 trên đêm, nếu các bạn muốn tiết kiệm hơn có thể ở 4-5 người trên phòng. Tùy thuộc vào khả năng của các bạn ma lựa chọn loại bình dân vừa túi tiền. Bạn nào có khả năng dư dả thì chọn khách sạn cao cấp hơn...Dưới đây là những khách sạn giá phải chăng.

Hong Thien 1 Hotel địa chỉ ở 35/6 Chu Văn An, chỉ $14/đêm có kèm bữa sáng, có hồ bơi ngoài trời, có quán cafe

Than Thien – Hotel địa chỉ số 10 Đường Nguyễn Công Trứ, cũng có mức giá tương tự, khoảng $15. Vị trí thuận lợi, phòng đẹp, 

Gold Hotel 28 Bà Triệu là khách sạn cũng siêu đáng tiền cho bạn. Giá thấp nhất chỉ $23 với các dịch vụ như: gym, bida, massage, hồ bơi ngoài trời, karaoke, spa, xông hơi.

Hue Serene Palace Hotel địa fg/chỉ 21 Lane 42 Nguyen Cong Tru. Mức giá khoảng $34, cũng khá cao nhưng khách sạn được đầu tư rất kỹ về nội thất phòng ở và nhà tắm, không gian rộng rãi, nhân viên chu đáo. 

Moonlight Hotel Hue địa chỉ 20 Phạm Ngũ Lão, là khách sạn 4 sao với quy mô khá lớn, khoảng 90 phòng. Vị trí cũng rất tốt, phòng đẹp, sang trọng tiện nghi view cũng rất đẹp. Hoàn toàn đáng giá ở mức giá $45

Pilgrimage Village Boutique Resort & Spa số 130 Minh Mạng, đây là resort với mức giá không thể rẻ hơn, chỉ $68 cho một không gian cực rộng. 

Vedana Lagoon Wellness Resort & Spa địa chỉ Khu vực 1 thị trấn Phú Lộc. Đây là resort siêu lý tưởng cho việc nghỉ dưỡng, cực kỳ rộng rãi, không gian thoáng mát, đêm đến cảm giác thư thái tuyệt vời. mức giá $98

Angsana Lang Co ở địa chỉ: Làng Cù Dù, Lộc Vinh, Phú Lộc. Đây là resort rộng, xanh mát và quy mô cũng lớn, khoảng 223 phòng, giá thấp nhất khoảng $130.

Đến Huế ăn đặc sản gì?

Bún Bò Huế

Nhắc đến Huế ai ai cũng điều biết đến món đặc sản Bún Bò Huế có hương vị đặc trưng “gốc” Huế với những sợi bún trắng nổi lên trên là những viên mọc, cùng móng giò ninh nhừ ăn kèm với chanh, mắm ớt, rau sống vị cay nóng vô cùng hấp dẫn. Ở Huế, món ăn này được gọi đơn giản là "bún bò", trong khi ở các địa phương khác gọi là "bún bò Huế" để chỉ xuất xứ của món ăn.

Bún bò Huế có nguyên liệu chính là bún, thịt bắp bò, giò heo, chả (thịt bò quết nhuyễn), tiết luộc cùng nước dùng có màu đỏ đặc trưng. Thành phần tuy đơn giản là thế nhưng dưới cách chế biến tài tình, tinh tế đến mức cầu kỳ của người Huế. Đầu tiên, được coi là “linh hồn” của món bún bò chính là nước lèo, nước được hầm từ xương bò với một vài loại củ, nước lèo ngon thì phải trong và khi nếm chỉ thấy vị ngọt của nước xương thịt hầm - đạt được hai yêu cầu đó đã là khó, lại thêm để cho thực khách gật gù với món ăn mình đang thưởng thức thì người nấu phải có một bí quyết nêm gia vị, mà cụ thể là nghệ thuật nêm mắm ruốc đúng liều lượng để tạo mùi thơm phảng phất và vị ngọt đậm đà cho món ăn. Tinh dầu của sả có mùi thơm nồng, đủ mạnh để trung hòa mùi mắm ruốc và giúp cho mùi giò heo luộc vừa chín tới, mùi thịt bò trộn cùng mùi mắm ruốc, tiêu, hành, nước mắm trở nên dịu và ngạt ngào thơm. Những điểm tren làm cho bún bò đã trở thành một thương hiệu riêng của đất cố đô, chính điều đó đã tạo cho món ăn sức hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.

Cơm Hến

Cơm Hến cũng Là món đặc sản của Huế và ngon nhất cũng chỉ có ở Huế. Cơm hến tuy là món ăn dân dã có khắp mọi nơi dù ở thôn xóm hay đường quê, nghèo mà vẫn sang, đậm đà hương vị. thường được bán ở ngoài quán hoặc gánh hàng rong trên đường phố Huế, đây là món ăn lạ miệng và giá cả rất rẻ, một bát cháo hến chỉ với giá 7000 đồng. Cơm hến được làm từ cơm trắng nấu chín và để nguội. Người ta cho phần thịt hến cùng các phụ gia, thêm tóp mỡ được chiên giòn.  Được ăn kèm với rau sống, bắp chuối, giá đỗ và ít thân khoai môn trắng thái nhỏ. Lạc được rang vàng và phi dầu vàng cho có màu đẹp mắt. Cơm hến có thêm chút mắm ruốc Huế vừa bùi, chát, cay và hăng.

Chè Hẻm

Các bạn đến Huế mà không ăn chè hẻm xem như bỏ mất món đặt sản nổi tiếng này rồi nhé. Ông bà ta ngày xưa thường nói nếu ngoài Hà Nội có “36 phố phường” thì Huế cũng có “36 thứ chè” bởi cái thú đi ăn chè hẻm vào những buổi chiều se se lạnh xem ra cũng hấp dẫn không kém tô bún bò nghi ngút bên hông chợ Đông Ba

Mỗi loại chè có một hương vị riêng, ngon bổ, tinh tế và cầu kỳ như chính con người nơi đây. chè hạt sen với thứ hương trầm thật lạ của giống sen hồ Tịnh Tâm – loại sen “tiến vua” nên có hương trầm thật lạ. Thế mới biết sen Huế là “danh bất hư truyền”, làm nên món chè sen trứ danh mà không vùng miền nào sánh được.  Chè bắp ngọt mát tinh khiết, vừa thơm vừa bùi nấu từ bắp ngô non của cồn Hến, Lại còn chè nhãn bọc hạt sen ngọt thanh, thơm bùi và nhiều loại chè như chè hạt lựu, chè đậu xanh, món chè mà người bán thường rao là “chè xanh đánh”. Món chè này rất phổ biến ở Huế đi cùng với tín ngưỡng thờ Phật tại gia, cứ mỗi mùng 1 hàng tháng, ngày rằm, là nhà nhà nấu chè xanh đánh và xôi trắng để cúng. chè trôi nước, chè khoai sọ, chè bột lọc…

Đậu quyên là món chè mà gần như bạn không thể tìm thấy ở Sài Gòn, nên người nhớ Huế muốn ăn cũng đành ngậm ngùi tiếc rẻ. Khoai tía cũng là món khó tìm thấy ở Sài Gòn, có hình dáng tựa củ khoai môn, bên trong là màu tím Huế rất đẹp. Chè khoai tía khiến người ăn hoài cổ mỗi khi Huế vào đông, tinh bột khoai khi nấu chín vừa dẻo vừa bùi, thêm vài sợi gừng thì bao nhiêu giá lạnh bên ngoài được xua tan hết..

chè bột lọc thịt heo quay. Được chế biến cầu kỳ từ những miếng thịt heo quay cắt khúc nhỏ, bọc ngoài là bột nếp, cho thêm đường nấu thành chè.

Những gánh che thường nằm sâu trong những con hẻm nhỏ (kiệt), với thứ ánh sáng mờ mờ như được thắp bằng đèn dầu trong những ngày đông. Phía cửa ra vào được đặt sẵn nhiều bộ ấm chén uống trà kiểu xưa, luôn ăm ắp nước đậu rang thanh nhiệt để khách tự phục vụ. Bên trong bếp là những dãy ly dài được xếp ngay ngắn, chè được múc lưng lửng để khi khách gọi mới cho đá bào theo kiểu truyền thống vào. Các thố chè được nấu sẵn ngào ngạt hương thơm với nhiều sắc màu bắt mắt.

Cơm chay Huế

Đã được thưởng thức các món mặn ngọt từ xứ Huế các bạn hảy thử cảm nhân với món Chay của Huế mộng Huế mơ, một bửa ăn thanh đạm và để cơ thể được thanh lọc thì hãy thử một bữa cơm chay tại Huế. 

Cơm chay xứ Huế là món ăn truyền thống từ bình dân đến quý tộc Huế đều ưa thích. Ai đó đã từng nói, ở Huế núi không cao, sông không sâu nhưng lòng người thì tĩnh lặng bởi họ biết cách tu, biết ăn chay cho tâm hồn thanh tịnh.

“Tình thương trải rộng đất trời

Sống bằng chay tịnh hóa đời thanh cao”

Các món chay cũng rất đa dạng và phong phú, chỉ từ rau, củ, nấm, đậu phụ… nhưng bạn đã có một bữa cơm đầy đủ và thịnh soạn vô cùng. Đến với Huế các bạn có thể thưởng thức cơm chay ngon đặc trưng bởi lẽ đây là thủ phủ của Phật giáo cua Huế, nơi có nhiều chùa chiền và các tăng ni, lượng lớn tín đồ theo đạo Phật ăn chay trường hoặc chay kỳ, các bạn có thể đến chùa. Bạn đến chùa nào cũng được, nhưng tốt hơn cả là chùa Từ Đàm, vì ở đây là chùa sư nữ nên có nhiều ni cô nấu cơm chay ngon, lại ở ngay trong thành phố - trên đường Điện Biên Phủ. Hoặc các quán cơm chay trên đường.

Bánh canh Bà Đợi

Quán nằm ở cuối một con hẻm nhỏ có một quán bánh canh không bảng hiệu. Quán hoạt động theo lối gia đình it nhân viên phục vụ nên khi có khách đông thì khách thường phải đợi hơi lâu mới có được món bánh canh đặc biệt nay, vì thế quán được khách quen gọi là quán bà Đợi (người Huế quen gọi là mụ Đợi) Nước dùng của quán này có vị đậm đà và thơm tự nhiên của tôm. nước trong, chả và tôm tươi giòn sần sật, có thể thêm tiêu, muối, chanh, tương ớt dầu và hành lá thái nhỏ bầy sẵn trên bàn, mặc dù tự nước dùng trong tô đã đủ ngon vị lắm rồi... Dù bánh canh của quán này được thái sợi dẹt như kiểu Quảng Bình chứ không nén khuôn sợi tròn, nhưng nước dùng thì đặc phong cách Huế.

Bánh canh là món ngon giản dị nhưng nổi danh thiên hạ với một sự tự hào và đầy thương nhớ. Bánh canh vốn dĩ là món ăn đơn giản nhưng không kém phần tinh tế: Có chút bánh, vài con tôm đỏ au, vài miếng chả quế được chan cùng nước dùng trong veo, nhưng vẫn đậm đà, ngọt thơm có lẽ là bí quyết riêng của bánh canh bà Đợi, ăn đến đâu cảm nhận được vị ngọt của tôm thịt tươi ngon đến đấy. 

Nem lụi chất Huế

“Nem lụi cũng là một trong những món ăn đặc sệt Huế”’. Món ăn này có các nguyên liệu chính là: Bánh đa nem, thịt viên nướng, rau, thơm, khế, giá, lát chuối xanh thái mỏng, miếng vả thái sống, ớt màu... Quang trong nhất là nước lèo ăn kèm, Nước lèo dùng cho nem lụi được pha chế từ hàng chục nguyên liệu khác nhau như dầu thực vật, gan lợn, bột đao, đường, tương nước mắm, quế chi, hoa hổi trộn với nước cốt dừa. Khi ăn các bạn lấy bánh đa nem gói thịt viên nướng, rau, thom, khế, giá, chuối,...... lấy lá hành buộc lại rồi chấm với một thứ nước đặc biệt gọi là nước lèo. Từ từ thưởng thức cảm giác ngon tuyệt các bạn ah,

Trên đường Nguyễn Huệ có hai quán nem lụi. quán rất đông chật ních người ngày cũng như đêm. Khách hàng đến đây thưởng thức ai cũng xuýt xoa gật đầu khen ngon và rồi trở nên khách hàng quen thuộc của quán, cũng có rất nhiều thực khách nghiện luôn món này ngày nào cũng ăn....

Bánh chưng Nhật Lệ

Nói đến bánh chưng thì trong mỗi chúng ta ai ai cũng nhớ đến ngày tết, Nó cũng là thứ quà đặc biệt vào dịp Tết đến, Xuân về. Món bánh này có xuất xứ từ con phố Nhật Lệ trong thành Nội, nơi tập trung hàng chục lò làm bánh. Bánh chưng la một món nổi tiếng ở vùng đất Huế mộng mơ. Bánh rất thơm và dẻo do sự kết hợp nhuần nhuyễn  mùi vị giữa nhân đậu, thịt (mỡ và nạc) với gạo nếp và các loại gia vị như hành, tiêu. Món ăn rất khoái khẩu của người dân ăn quen lâu ngày thành thèm thành nghiện khi nào không hay.

Bánh bèo

Huế có rất nhiều món quà bánh bình dân do bàn tay đảm đang, khéo léo, của những người bà, người mẹ, người chị… làm ra. Trong số quà bánh bình dân đó, món bánh bèo Huế là món ăn rất dân dã được ưa chuộng và dần nó đã trở thành một món ăn đặc sản của xứ Huế.

Từ khoảng 3 đến 5h chiều các bạn có thể rảo bước trên những ngõ phố,  bến sông, góc chợ là các bạn dể dàng bắt gặp những phụ nữ với chiếc thúng nhỏ cắp ngang hông hoặc quẩy gánh trên vai, đi bán bánh bèo, bánh lọc đến từng nhà. bánh bèo gánh Nam Phổ và Đốc Sơ rất thu hút khách bên cạnh đó, còn có những tiệm, quán bán bánh bèo lâu đời như: bánh bèo Ngự Bình và Tây Thượng, Nguyên liệu làm nên loai bánh bình dị này gờm: Gạo xay thành bột mịn, đem ngâm nước vài phút để có độ dẻo, lỏng vừa phải, múc vào từng chén nhỏ, xếp vào vỉ hấp chín bằng hơi. Khi bánh chín cho thêm gia vị như: tép mỡ, hành lá, tôm đâm nhuyễn, và chan một ít dầu béo thực vật lên chén bánh trước khi ăn. Bánh bèo ăn với nước chấm là nước mắm ngon có ớt, tỏi được pha rất khéo khiến người ăn đôi khi có thể húp nước chấm mà không sợ mặn. Nước mắm nguyên chất hòa với tỏi, mỡ, ớt đường, và được nấu từ tôm tươi nên rất ngon. Bánh có màu trắng của bánh có vẻ tinh khiết cùng với màu hồng tươi rực rỡ của nhụy tôm tạo cho khách ăn cảm giác vừa mắt, ngon lành.

  • Tìm Kiếm Tour
  • Du Lịch Miền Nam
  • Du Lịch Miền Trung
  • Du Lịch Miền Bắc
  • Điểm Khởi hành
  • Giá
  • Du lịch theo chủ đề

Tin Tức Tour Du Lịch