Du lịch Quảng Nam - Không còn "mùa thấp điểm"
Trước đây, mùa thấp điểm của du lịch Quảng Nam tập trung từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm vì đây là thời gian của mưa bão nên vắng khách. Tuy nhiên những năm gần đây vào thời gian này, Quảng Nam vẫn thu hút khá đông du khách.
Lấp đầy 70% số phòng
Theo ông Phạm Vũ Dũng - Giám đốc Công ty TNHH Du lịch Dịch vụ Hoa Hồng (TP. Hội An), dù tình hình kinh tế thế giới khó khăn gây ảnh hưởng cho du lịch Quảng Nam nhưng nhìn chung doanh nghiệp vẫn hoạt động tốt do có sự “đột biến” về thị trường khách. “Mấy năm trước, mùa thấp điểm thường tập trung vào 2 tháng chính là tháng 5 – thời điểm sụt giảm khách quốc tế và tháng 9 – thời điểm sụt giảm khách nội địa nhưng bây giờ tình trạng này đã thay đổi do lượng khách gia đình từ TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, đặc biệt là khách theo đường biển và khách đường bộ từ Lào, Thái Lan đến Hội An du lịch” - ông Dũng cho biết. Còn ông Trần Hưng - Giám đốc Công ty Du lịch Sông Hội (TP. Hội An) cho hay, thời gian này, dù lượng khách nội địa sụt giảm đến 80% nhưng bù lại khách quốc tế có sự tăng trưởng. Bên cạnh đó do công ty kinh doanh nhiều dịch vụ, tour, tuyến nên tính theo doanh thu cũng không có sự sụt giảm lớn.
Những năm gần đây, khái niệm “mùa du lịch thấp điểm” đã không còn rõ nét ở Hội An do nhu cầu du lịch của khách đã có sự thay đổi. Mùa thấp điểm thị trường khách nội địa nhưng lại là cao điểm của khách quốc tế và ngược lại nên có được sự bù lấp khoảng trống. Nếu như thị trường khách nội địa thường tập trung từ tháng 4 đến tháng 8 vào các đối tượng khách gia đình, Việt kiều, học sinh nghỉ hè… thì lượng khách quốc tế đến Quảng Nam thường kéo dài từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau nên doanh nghiệp vẫn hoạt động xuyên suốt bình thường. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp chỉ kinh doanh lưu trú, lữ hành nội địa, vắng khách trong những tháng mưa bão (9 - 11) là điều không tránh khỏi. Và giải pháp thiết thực nhất mà khách sạn Công đoàn Hội An đã và đang thực hiện là ngoài việc tăng cường quảng bá thu hút du khách, đơn vị còn triển khai khuyến mãi, giảm giá đặc biệt như: ở 3 đêm lấy tiền 2 đêm; ở 4 phòng lấy tiền 3 phòng hoặc giảm giá các dịch vụ, tour, tuyến, phòng ở từ 20 - 30%… để duy trì hoạt động. Ông Nguyễn Đức Tuấn - Phó Giám đốc khách sạn Công đoàn Hội An còn cho biết, thời điểm này cũng là cơ hội để doanh nghiệp giải quyết các chế độ nghỉ phép, đào tạo lại lao động, cho nhân viên đi tham quan học tập, nâng cấp sửa chữa phòng ốc… “Hàng năm chúng tôi đều xây dựng quỹ lương dự phòng cho 3 tháng mùa thấp điểm nhằm đảm bảo đời sống nhân viên lao động không bị ảnh hưởng do giảm doanh thu” - ông Tuấn nói.
Tăng cường quảng bá
Ông Phan Văn Tú - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến du lịch tỉnh cho rằng, những năm gần đây, cơ cấu khách đến Quảng Nam đã có sự thay đổi nên các doanh nghiệp phải có kế hoạch đón đầu. Du khách đến Hội An chủ yếu là khách quốc tế nên không có mùa thấp điểm trong những tháng 9, 10 như Đà Nẵng hay Huế... Bên cạnh đó, việc Sở VHTTDL Quảng Nam tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến đến các thị trường tiềm năng như Nga, châu Âu … cũng mang lại tín hiệu tốt, góp phần hình thành thị trường khách ổn định xuyên suốt. “Mọi năm thời điểm này chúng tôi đều có những kế hoạch và chiến lược quảng bá cụ thể, không chỉ về mặt hình ảnh điểm đến mà còn quảng bá các chính sách kích cầu của ngành với các doanh nghiệp du lịch trong và ngoài nước” - ông Tú nói. Cũng theo ông Tú, từ nay đến cuối năm, trung tâm sẽ triển khai nhiều hoạt động quảng bá mạnh mẽ như phối hợp với Văn phòng ILO Quảng Nam tổ chức giới thiệu sản phẩm du lịch mới của Quảng Nam tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh với sự tham gia của khoảng 100 doanh nghiệp du lịch…
Tuy nhiên, theo ông Phạm Vũ Dũng, các phương thức quảng bá của ngành du lịch hiện nay còn mang tính chung chung, không có tính dự báo do không nắm được tâm lý du khách. “Khách du lịch thường có kế hoạch cho chuyến đi từ 2 - 3 tháng trước đó nên chiến lược quảng bá kích cầu cũng phải diễn ra trước đó nhiều tháng chứ không phải đến bây giờ chúng ta mới triển khai” - ông Dũng nói.
Dù không có sự sụt giảm lớn về lượng khách và doanh thu ở một số doanh nghiệp du lịch lớn nhưng những tháng mùa mưa vẫn tạo cho các doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ trên địa bàn Quảng Nam nhiều âu lo nếu như không có những giải pháp ứng phó. Và việc thu hút ngày càng đông du khách vào mùa thấp điểm vẫn đang là thử thách đối với ngành du lịch Quảng Nam và các doanh nghiệp.
Theo ông Phạm Vũ Dũng - Giám đốc Công ty TNHH Du lịch Dịch vụ Hoa Hồng (TP. Hội An), dù tình hình kinh tế thế giới khó khăn gây ảnh hưởng cho du lịch Quảng Nam nhưng nhìn chung doanh nghiệp vẫn hoạt động tốt do có sự “đột biến” về thị trường khách. “Mấy năm trước, mùa thấp điểm thường tập trung vào 2 tháng chính là tháng 5 – thời điểm sụt giảm khách quốc tế và tháng 9 – thời điểm sụt giảm khách nội địa nhưng bây giờ tình trạng này đã thay đổi do lượng khách gia đình từ TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, đặc biệt là khách theo đường biển và khách đường bộ từ Lào, Thái Lan đến Hội An du lịch” - ông Dũng cho biết. Còn ông Trần Hưng - Giám đốc Công ty Du lịch Sông Hội (TP. Hội An) cho hay, thời gian này, dù lượng khách nội địa sụt giảm đến 80% nhưng bù lại khách quốc tế có sự tăng trưởng. Bên cạnh đó do công ty kinh doanh nhiều dịch vụ, tour, tuyến nên tính theo doanh thu cũng không có sự sụt giảm lớn.
Những năm gần đây, khái niệm “mùa du lịch thấp điểm” đã không còn rõ nét ở Hội An do nhu cầu du lịch của khách đã có sự thay đổi. Mùa thấp điểm thị trường khách nội địa nhưng lại là cao điểm của khách quốc tế và ngược lại nên có được sự bù lấp khoảng trống. Nếu như thị trường khách nội địa thường tập trung từ tháng 4 đến tháng 8 vào các đối tượng khách gia đình, Việt kiều, học sinh nghỉ hè… thì lượng khách quốc tế đến Quảng Nam thường kéo dài từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau nên doanh nghiệp vẫn hoạt động xuyên suốt bình thường. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp chỉ kinh doanh lưu trú, lữ hành nội địa, vắng khách trong những tháng mưa bão (9 - 11) là điều không tránh khỏi. Và giải pháp thiết thực nhất mà khách sạn Công đoàn Hội An đã và đang thực hiện là ngoài việc tăng cường quảng bá thu hút du khách, đơn vị còn triển khai khuyến mãi, giảm giá đặc biệt như: ở 3 đêm lấy tiền 2 đêm; ở 4 phòng lấy tiền 3 phòng hoặc giảm giá các dịch vụ, tour, tuyến, phòng ở từ 20 - 30%… để duy trì hoạt động. Ông Nguyễn Đức Tuấn - Phó Giám đốc khách sạn Công đoàn Hội An còn cho biết, thời điểm này cũng là cơ hội để doanh nghiệp giải quyết các chế độ nghỉ phép, đào tạo lại lao động, cho nhân viên đi tham quan học tập, nâng cấp sửa chữa phòng ốc… “Hàng năm chúng tôi đều xây dựng quỹ lương dự phòng cho 3 tháng mùa thấp điểm nhằm đảm bảo đời sống nhân viên lao động không bị ảnh hưởng do giảm doanh thu” - ông Tuấn nói.
Tăng cường quảng bá
Ông Phan Văn Tú - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến du lịch tỉnh cho rằng, những năm gần đây, cơ cấu khách đến Quảng Nam đã có sự thay đổi nên các doanh nghiệp phải có kế hoạch đón đầu. Du khách đến Hội An chủ yếu là khách quốc tế nên không có mùa thấp điểm trong những tháng 9, 10 như Đà Nẵng hay Huế... Bên cạnh đó, việc Sở VHTTDL Quảng Nam tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến đến các thị trường tiềm năng như Nga, châu Âu … cũng mang lại tín hiệu tốt, góp phần hình thành thị trường khách ổn định xuyên suốt. “Mọi năm thời điểm này chúng tôi đều có những kế hoạch và chiến lược quảng bá cụ thể, không chỉ về mặt hình ảnh điểm đến mà còn quảng bá các chính sách kích cầu của ngành với các doanh nghiệp du lịch trong và ngoài nước” - ông Tú nói. Cũng theo ông Tú, từ nay đến cuối năm, trung tâm sẽ triển khai nhiều hoạt động quảng bá mạnh mẽ như phối hợp với Văn phòng ILO Quảng Nam tổ chức giới thiệu sản phẩm du lịch mới của Quảng Nam tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh với sự tham gia của khoảng 100 doanh nghiệp du lịch…
Tuy nhiên, theo ông Phạm Vũ Dũng, các phương thức quảng bá của ngành du lịch hiện nay còn mang tính chung chung, không có tính dự báo do không nắm được tâm lý du khách. “Khách du lịch thường có kế hoạch cho chuyến đi từ 2 - 3 tháng trước đó nên chiến lược quảng bá kích cầu cũng phải diễn ra trước đó nhiều tháng chứ không phải đến bây giờ chúng ta mới triển khai” - ông Dũng nói.
Dù không có sự sụt giảm lớn về lượng khách và doanh thu ở một số doanh nghiệp du lịch lớn nhưng những tháng mùa mưa vẫn tạo cho các doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ trên địa bàn Quảng Nam nhiều âu lo nếu như không có những giải pháp ứng phó. Và việc thu hút ngày càng đông du khách vào mùa thấp điểm vẫn đang là thử thách đối với ngành du lịch Quảng Nam và các doanh nghiệp.