Du Lịch Quy Nhơn

THÔNG TIN DU LỊCH QUY NHƠN

4.5/5 trong 2 đánh giá ( 7003 reviews )

Quy Nhơn có lịch sử dài 400 năm, chịu ảnh hưởng Chămpa thế kỷ 11, triều đại Tây Sơn và cảng Thị Nại thế kỷ 18. Thiên nhiên hoang sơ tĩnh lặng, núi đồi, đầm lầy nước mặn, đường bờ biển dài 42km với các bán đảo xinh đẹp. Quy Nhơn là đô thị loại I, đang phát triển thành trung tâm du lịch của miền Trung.

Đến với Thành Phố biển Quy Nhơn một thành phố xinh đẹp thuộc tỉnh Bình Định. Quê hương của những người dân xứ Nẫu chân thành mến thương, hay còn được mệnh danh là Thành Phố của Thi Ca, Nhắc đến Quy Nhơn chắc hẳn ai cũng đều nhớ đến Thi Nhân Hàn Mặc Tử, một nhà thơ rất nỏi tiếng. Đặc biệt khi đến với Quy Nhơn Bình Định chúng ta sẻ được nghe nói về môn Võ thuật cổ truyền nổi tiếng từ xưa đến nay. Trời văn đất võ muôn thời vang danh. Bình Định còn là quê hương của Hoàng Đế Quang Trung. Quy Nhơn không ồn ào nhộn nhịp như Sài Gòn trái lại rất lặng lẽ, Thơ mộng, hiền hòa dịu dàng và “Nữ Tính”. Du khách dễ dàng tìm đến sự bình yên khi được tham quan ngắm nhìn những bãi biển trải dài miên man sóng vỗ về, mặt nước xanh biếc, cát trắng và rất hoang sơ, không khí nơi đây thật trong lành, tinh khiết. Thành phố Quy Nhơn được thiên nhiên ban tặng những bãi cát dài ngập tràn ánh nắng, làn nước biển trong xanh và những thắng cảnh nổi tiếng nhiêu bãi biển đẹp như biển Kỳ Co…Cù Lao Xanh, biển Quy Nhơn, ghềnh Ráng. Rừng nguyên sinh, sông, đầm Thị Nai, bãi Trứng, bãi xếp, hệ thống tháp Chăm, bán đảo Phương Mai, Suối khoáng nóng Hội Vân, bảo tàng Quang Trung, đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt, Không chỉ tham quan các di tích, thắng cảnh, du khách còn có dịp trải nghiệm các loại hình nghệ thuật truyền thống, các lễ hội dân gian, các làng nghề truyền thống...vv Thu hút du khách muôn phương bởi phong cảnh thiên nhiên hữu tình. Người dân nơi đây rất hiếu khách, thân thiện và vui vẻ, nét văn hóa vẫn mang đậm đà bản sắc dân tộc, văn hóa ẩm thực miền biển đa dạng độc đáo va rất đặc trưng…

Quy Nhơn - Bình Định

 

Nên đi du lịch Quy Nhơn vào thời gian nào thì đẹp nhất?

Quy Nhơn-Bình Định cũng như các tỉnh ven biển thuộc vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ,  khí hậu có tính chất nhiệt đới ẩm chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa nắng từ tháng 3 đến hết  tháng 9, mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau, vào mùa mưa Quy Nhơn không chịu ảnh hưởng về mưa bảo lũ nên bạn có thể đến đây vào bất cứ thời gian nào bạn muốn, nhưng nếu có thể chủ động được thời gian thì các bạn nên đi vào thời điểm cuối xuân đầu hè vì thời tiết lúc này có ánh nắng dịu dàng và ít mưa, nước trong xanh, mát mẻ, biển êm nên có thể ra được một số đảo Kỳ Co, Hòn Khô….Đi vào mùa này các bạn sẽ cảm nhận được trọn vẹn vẽ đẹp của Thành Phố biển Quy Nhơn. Nếu đi vào mùa hè, thời tiết miền Trung khá oi bức, nhiệt độ tăng cao khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hơn rất nhiều. Cùng với đó mùa hè là mùa cao điểm du lịch, giá cả đắt đỏ từ phương tiện di chuyển đến dịch vụ du lịch.

Đến Quy Nhơn bằng phương tiện gì?

Thời điểm hiện tại các bạn có rất nhiều phương tiện lựa chọn để du lịch Quy Nhơn, như đặt vé máy bay, tàu hỏa, xe tốc hành, xe giường nằmcó thể là phương tiện cá nhân như xe máy, để đến được Quy Nhơn các bạn có thể dùng bất cứ phương tiện nào phù hợp với mình nhất…

Phương tiện di chuyển bằng máy bay:

Vé máy bay đi Quy Nhơn

Hiện nay có rất nhiều hãng bay, đều có khai thác chặng bay đến sân bay Phù Cát cách Quy Nhơn khoảng 30km, các hãng đến Quy Nhơn như Vietnam Airlines, Jetstar, Vietjet Air, các bạn có thể mua vé khứ hồi từ TP HCM đến Quy Nhơn khoảng 1.400.000đ (Vietjet), 1900k (Vietnam Airlines), vé khứ hồi từ Hà Nội đến Quy Nhơn khoảng 1.300.000đ (Vietjet), 1500k (Vietnam Airlines), giá vé có thể phụ thuộc và thay đổi khá nhiều vào thời gian khác nhau, các bạn nếu có thể thoải mái về thời gian thì nên để ý chương trình khuyến mải 0đ hoặc bạn có thể mua vé khứ hồi chỉ với 200k, mỗi ngày từ TP HCM đến Quy Nhơn có 2 chuyến bay, Hà Nội có 1 chuyến giá giao động từ 470k đến 2 triệu đồng, thời gian duy chuyển khoảng 60 phút.

Di chuyển từ sân bay Phù Cát đến Thành Phố Quy Nhơn

Từ sân bay Phù Cát đến trung tâm Thành Phố Quy Nhơn khoảng 30km, để đến được Quy Nhơn bên trong sân bay có xe trung chuyển của hãng hàng không Phù Cát đón khách từ sân bay và trả khách tại số 1 Nguyễn tất Thành, giá vé là 50.000đ/ lượt, thời gian di chuyển khoảng 50 phút, nếu đi số lượng tù 5 người trở lên các bạn có thể đi bằng taxi với giá chỉ khoảng 400.000đ xe đưa bạn về đến tận khách sạn không phải mất thêm công di chuyển. Và chiều ngược lại từ Quy Nhơn ra sân bay Phù Cát các bạn cũng đến số 1 Nguyễn Tất Thành xe đưa các bạn dựa trên giờ bay thực tế chứ không có giờ cố định các bạn phải đến trước giờ bay khoảng 2,5 tiếng để làm thủ tục cho chuyến bay, để tiết kiệm chi phí cho khách hàng các taxi gộp chung khoảng 5,6 khách để có giá tốt và tiết kiệm hơn.

Phương tiện di chuyển bằng tàu hỏa:

Các bạn có thể chủ động về thời gian hơn so với di chuyển bằng máy bay, máy bay chỉ có 1-2 chuyến, tàu hỏa thì có nhiều chuyến tàu Bắc-Nam chay qua địa phận tỉnh Bình Định trong ngày. Vì vậy bạn thoải máy lựa chọn chuyến tàu thích hợp cho cuộc hành trình của mình hơn, để biết rõ về lịch trình của tàu hỏa các bạn có thể liên hệ với phòng vé gần nhất nơi mình ở để biết chính xác giờ khởi hành. Trạm ga dừng chân của địa phận Bình Đình là trạm Diệu Trì và từ Diệu Trì các bạn bắt taxi về Quy Nhơn giá khoảng 200.000đ để tiết kiệm thêm thì các bạn có thể thương lương đi ghép với những hành khách khác cùng về Tp Quy Nhơn.

Từ Tp HCM đến Diệu Trì giá vé giao động từ 148.000đ đến 1.236.000đ tùy vào thời điểm và hạn vé mà bạn mua, Tần suất 9 chuyến/ngày khoảng cách 630km. Từ Hà Nội-Diệu Trì giá vé giao động từ 329.000đ đến 1361.000đ, tùy vào thời điểm và hạn vé mà bạn mua,  tần suất  5 chuyến/ngày. khoảng cách 1096km, thường di chuyển khoảng 32 tiếng, tàu nhanh truyền thống khoảng 29 tiếng và tàu chậm truyền thống 40 tiếng,

Phương tiện di chuyển bằng xe khách:

Một số hãng xe chất lượng cao chạy tuyến Hà Nội – Quy Nhơn, Bình Định. Từ Hà Nội đến Quy Nhơn bạn mất khoảng 1 ngáy 1 đêm mới đến nơi.

Những hãng xe để bạn lựa chọn di chuyển Hà Nội – Quy Nhơn, Bình Định và thành phố Hồ Chí Minh – Quy Nhơn, Bình Định bạn có thể tham khảo như sau:

- Hãng xe Mai Linh

+ Tại Hà Nội có trụ sở tại 55 Kim Đồng – Phường Giáp Bát – Quận Hoàng Mai

Giá vé giao động từ 500 đến 600.000đ

Số điện thoại: 0436 33 66 99

+ Tại thành phố Hồ Chí Minh liên hệ tổng đài đặt vé: (08) 39 29 29 29. Hotline: 0985 29 29 29.

+ Tại Quy Nhơn: Mua vé trực tiếp tại bến xe Quy Nhơn. Điện thoại: (056) 3946 099.

- Hãng xe Hoàng Long:

+ Tại Hà Nội: 505 Minh Khai, điện thoại (04) 3987.5410; 28 Trần Nhật Duật, điện thoại (04) 39.28.28.28; Bến xe Lương Yên – số 1 Nguyễn Khoái, điện thoại (04) 3987.7225 và 873 Giáp Bát, điện thoại (04) 3664.6617.

+ Tại Quy Nhơn: số 60 Tây Sơn – Quy Nhơn. Điện thoại: (056) 946111.

+ Tại Sài Gòn: Mua vé tại bến xe miền Đông. Điện thoại: (08) 35113113. Hoặc liên hệ văn phòng tại số 47 Phạm Ngũ Lão, Quận 1. Điện thoại: (08)39151818.

- Hãng xe Phương Trang:

+ Tại thành phố Hồ Chí Minh đến trực tiếp tại địa chỉ: 272 Đề Thám, Quận 1. Điện thoại liên hệ: (08) 38375570.

+ Tại Quy Nhơn: 15 Tây Sơn, thành phố Quy Nhơn, Bình Định. Điện thoại liên hệ: (056) 3946 538.

– Hãng xe Hoàng Dũng

+ Tại Quy Nhơn: Số 71 Đường Tây Sơn, Quy Nhơn.

+ Tại Sài Gòn: Bến xe Miền Đông, quầy vé số 77, 292 Đinh Bộ Lĩnh, Phường 26, Bình Thạnh.

Điện thoại: 0934.883.939 – 0988.201.152

Đặc biệt, xe Hoàng Dũng có xe trung chuyển khách từ bến xe Quy Nhơn đến các điểm trong thành phố.

Đi tuyến đường xa các bạn nên chọn xe giường nằm để đảm bảo về sức khỏe cũng như thoải mái trong khoảng thời gian di chuyển.

Phương tiện di chuyển tại Quy Nhơn

Để thuận tiện di chuyển trong thành phồ Quy Nhơn, nếu đi đoàn thì di chuyển bằng ô tô, nếu số

lượng it thì bạn có thể đi xe bus hoặc thuê xe máy, giá thuê xe máy khoảng 100, 120,140.000đ

tùy vào loại xe, khi thuê xe các bạn phải đặt CMT và một khoảng tiền là 500.000đ các bạn có thể

liên hệ a Trung: 0914.737.888, hoặc các bạn có thể đến cửa hàng cho thuê xe cua a Cường Thịnh sdt: 0978 665 826, Đ/c 103 Chương Dương, Tp Quy Nhơn.

Khách Sạn nhà nghỉ tại Quy Nhơn

Thanh phố Quy Nhơn quy hoach khu bãi biển khá tốt, không có khách sạn nhà nghỉ nào xây dựng sát biển mà chỉ có hướng biển vì được ngăn bởi con đường dọc biển, chỉ ở khu du lịch Gềnh Ráng các bạn mới có thể ở những khách sạn cạnh biển,

Dưới đây là thông tin khách sạn có uy tín mà các bạn có thể tin tương:

Khách sạn Khách sạn Sunflower Quy Nhơn  nằm trên đường Nguyễn Huệ khá yên tĩnh, có hướng biển, có chất lượng tương đối ổn, giá cả cũng rất phù hợp,

Khách sạn Hoàng Sơn trên đường Ngô Mây giá phòng giao đông khoảng 200-300.000đ /đêm, sát biển và công viên rất tiện cho các bạn đi dạo về đêm, buổi tối có rất nhiều hàng quán ăn uống.

Khách sạn Thắng Lợi nằm trên đường Trần Phú, giá phòng khoảng 150.000/ngày

Khách sạn Khang Khang 2: nằm trne6 đường Ngô Gia Tự, khách sạn đẹp, giá khoảng 180-220.000đ/đêm, cách bờ biển 10 phút đi bộ. các bạn có thể liên lạc qua sdt: 0563 747 727.

Những khách  sạn dành cho những bạn có điều kiện

Khách sạn Hoàng Anh Gia Lai, Khách sạn 4* Hoàng Yến, Khách sạn Hải Âu, Hoàng Yến.

Các địa điểm tham quan tại Quy Nhơn

Quy Nhơn được thiên nhiên ban tặng nhiều bãi biển đẹp và địa Địa hình cũng rất phong phú và đa dạng: có biển, Núi, rừng, đầm, sông, suối, vì vậy có rất nhiều điểm tham quan hấp dẩn và nổi tiếng.

Bãi biển Quy Nhơn

Bãi biển nằm gần trung tâm thành phố, được thiên nhiên ban tặng có hình uống cong theo hình vầng trăng khuyết với bãi cát vàng rất nên thơ và hấp dẩn đối với du khách.

Biển kỳ Co: Kỳ co thuộc xã  đảo Nhơn Lý, đây là địa điểm chưa được đưa vào khai thác du lịch nên còn rất đẹp và rất hoang sơ, ra được đến biển các bạn phải đi theo 2 đường, 1 là đường xe may, nhưng đường núi tương đối nguy hiểm tay lái cần phải cứng nên không thuận tiện cho lắm, 2 là  đi bằng cano, đi cano thì các bạn dể ngắm san hô hơn, thời gian đến đó khoảng 40 phút, đây là bãi biển đẹp còn rất hoang sơ it người biết đến, bãi biển ngang, nước biển trong xanh thấy đáy, các bạn có thể ngồi thuyền thúng ngắm nhìn san hô, màu cát hòa cùng làn nước biển trong vắt chia làm nhiều màu rõ rệt, màu cát, màu nước, màu trời giúp Kỳ Co đẹp như bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc, bãi cát trắng dài và mịn cộng với những con sống em ái làm cho các bạn không thể không hòa vào làn nước trong xanh,

Suối nước nóng Hội Vân

Suối Hội Vân thuộc xã Cát Hiệp, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 50km về phía Tây Bắc, Tương truyền đây là suối nước mà thần tiên đã ban cho một công nương trong hoàng tộc Chăm-pa để chữa bệnh., vì vậy mà con Suối nước nóng Hội Vân còn có tên gọi khác là Suối Tiên, đây là một trong các nguồn nước khoáng nóng được khai thác để chửa bệnh, Suối được phát nguyên từ vùng núi thấp phía bắc huyện Phù Cát, đến thôn Hội Vân nước chảy vào một hồ rộng khoảng 400m², sâu hơn 1m. Đáy hồ là những tảng đá lởm chởm chen nhau.

 Từ đó mạch nước nóng phun lên ùng ục, khói tỏa nghi ngút giống như một chảo nước đang sôi, Nguồn nước khoáng thiên nhiên ở Hội Vân rất dồi dào và giàu khả năng trị liệu đối với nhiều loại bệnh khác nhau. Ngày nay, qua nghiên cứu, người ta đã biết trong nước nóng có chất lưu huỳnh (diêm sinh) và các khoáng chất rất thích hợp cho việc điều trị bệnh ngoài da, thấp khớp, tim mạch. Đặc biệt, nguồn nước nơi đây có độ nóng lên đến hơn 80ºC được hòa tan với hơn 20 khoáng chất có cấu tạo hóa học dạng Cloruahydro Cacbonnat Sunfatnatri, nước khoáng nóng Silic được sử dụng ở một số viện điều dưỡng nổi tiếng.

Ngoài những người đến chữa bệnh, Hội Vân còn hấp dẫn du khách từ mọi miền đất nước đến tham quan. Du khách có thể thưởng thức món trứng luộc ở các vũng nước nóng có độ sôi 70-80ºC, rồi sau đó thả mình xuống dòng nước ấm để tận hưởng cảm giác khoan khoái lan khắp cơ thể hay ngồi chờ hoàng hôn buông xuống để được nhìn thấy từ những mạch nước nóng lộ thiên

Đầm Thị Nại là một trong những đầm nước mặn lớn nhất của tỉnh Bình Định, từ lâu đã trở thành điểm dừng chân để du khách cảm nhận vẻ đẹp thanh bình được ngân nga qua bài thơ câu hát:“Bình Định có núi Vọng Phu - Có đầm Thị Nại, có Cù Lao Xanh - Em về Bình Định cùng anh…”. Đầm trải rộng với chiều dài hơn 10km, có diện tích lên đến 5060ha, thênh thang như đại dương thu nhỏ giữa lòng Quy Nhơn phố. 

Đầm Thị Nại

Khoảnh khắc nào trong ngày, đầm Thị Nại cũng đẹp, cũng thơ mộng để tâm hồn lữ khách phiêu diêu cùng cảnh sắc ‘ngọt như mật’ ấy. Là lúc nắng mai hắt luồng sáng ấm áp để mặt trời hệt quả cầu lửa dần dần nhô lên từ dãy Triều Châu. Là ánh hoàng hôn ma mị tím đỏ tựa thảm lụa khổng lồ phủ lên đầm phá, hư hư thực thực. Là những đêm trăng tròn thanh vắng, đầm bỗng trở nên huyền ảo hệt chốn thần tiên. Bắc ngang qua đầm Thị Nại là cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam lúc nào cũng lộng gió, đứng trên cầu, du khách có thể thưởng ngoạn trọn vẹn phong cảnh của đầm Thị Nại với nhiều góc độ khác nhau.

Trong đầm Thị Nại có một ngọn núi nhỏ, nhìn từ xa trông y hệt ngôi tháp cổ, gắn liền với nhiều tích truyện về ông thầy xem bói nổi tiếng khi xưa hay nơi cư ngụ của loài chim bói cá. Trên núi hiện giờ có một ngôi miếu nhỏ hoang sơ do dân vạn chài lập nên để thờ thủy thần, đây là một trong những điểm ngắm hoàng hôn và bình minh tuyệt đẹp ở đầm Thị Nại.

Đi về phía đông đầm Thị Nại, như một tấm bình phong khổng lồ án ngữ phía biển cho TP. Quy Nhơn là bán đảo Phương Mai, đoạn cuối cùng của dãy núi Triều Châu, với hệ thống núi đá trùng điệp ăn ra biển chạy dài khoảng 15km. Nhìn từ xa, Phương Mai như đầu một con rồng thân nằm dài về phía bắc đến tận cửa Đề Gi. Phía bắc bán đảo và chếch về phía tây bắc là những bãi biển xanh ngắt, đồi cát hoang sơ tuyệt đẹp chạy dài đến hàng chục km. Tận cùng phía nam của bán đảo là một mũi nhọn hình mũi mác dân trong vùng thường gọi đây bằng cái tên Mũi Mác với nhiều hốc đá hiểm trở, kỳ thú chim yến thường kéo về đây làm tổ, dâng tặng cho loài người đặc sản “yến sào” vô cùng bổ dưỡng và quý hiếm…

Du khách cũng có thể tổ chức cắm trại, giao lưu văn hóa, văn nghệ; một ngày làm ngư dân, cùng ngư dân địa phương trải nghiệm các hoạt động chèo thuyền, thả lưới, giăng câu, quăng chài…; nghỉ ngơi, thư giãn ở các chòi sinh thái được xây dựng dưới tán rừng ngập mặn, thưởng thức thủy đặc sản đầm Thị Nại… hoặc thả sức nô đùa với sóng biển xanh trong vắt, hoặc chơi các trò trượt cát thú vị tại các đồi cát hoang sơ đẹp đến nao lòng người.

Những ngày gió lặng biển êm, có dịp xuôi thuyền trên đầm Thị Nại, du khách sẽ được hòa mình vào bầu không khí trong lành cùng với cảnh sắc thiên nhiên đẹp hữu tình và quyến rũ; được ghé Cồn Chim, “lá phổi xanh” của TP. Quy Nhơn, cái tên quen thuộc và hấp dẫn du khách khi đến Bình Định, nhất là những du khách yêu thích loại hình du lịch sinh thái. Tại đây, du khách sẽ tự mình khám phá sự đa dạng về sinh học, nguồn tài nguyên quý giá do thiên nhiên ban tặng, với sự có mặt của những dãy rừng ngập mặn và thảm cỏ biển gần 25 loại; động vật có 64 loài phù du, 76 loài cá; có hàng trăm loài chim, trong đó 23 loài thuộc nhóm chim nước và chim di cư, 10 loài chim rừng…

Đến với đầm Thị Nại, du khách cũng có thể ngắm nhìn cầu Thị Nại êm đềm tọa lạc giữa một thiên cảnh núi – sông – biển thi vị. Cây cầu mờ ảo, huyền diệu này được xem là cầu vượt biển dài nhất Việt Nam, đã níu chân hàng triệu du khách thập phương khi đến nơi đây.

 

Hệ thống tháp Chăm

Tháp Chăm Bình Định là một dạng kiến trúc tôn giáo mang bản sắc rất riêng của dân tộc Chămpa. Theo các sử liệu thì trong quá trình trị vì đất nước, các triều đại Chămpa cổ đã cho xây dựng khá nhiều đền đài, nhưng trải qua nhiều thời gian đấu tranh tồn tại, cộng thêm sự tàn phá của thiên nhiên, chiến tranh, con người.

Tháp Bánh Ít Bình Định

Bình Định là địa phương lưu giữ khá nhiều tháp Chăm, với 8 cụm di tích và 14 tháp nằm rải rác trên đĩa giới của Tây Sơn, Tuy Phước, An Nhơn và thành phố Quy Nhơn, niên đại của các tháp chăm xác định là từ thế kỷ XI  đến thế kỷ XII. Quần thể các tháp Chăm ở Bình Định gần như còn nguyên vẹn, đa dạng và đạt nhiều kỷ lục Dông Nam Á cũng như được xếp hạng di tích cấp Quốc Gia.

Những mối quan hệ lịch sử đã tác động đến sự phát triển của văn hóa Chăm giai đoạn ViJaya có thể được nhận thấy trên một số loại hình di tích như: tháp Bánh Ít – còn gọi là tháp Bạc (nửa đầu thế kỷ 12); tháp Dương Long (đầu thế kỷ 13); tháp Hưng Thạnh (nửa đầu thế kỷ 12); tháp Thủ Thiện Cánh Tiên (hay tháp Đồng); tháp Phú Lốc hay tháp Vàng (thuộc thế kỷ 13); và bắt đầu suy thoái ở tháp Po Klung Garai, Ninh Thuận.

Tháp Bánh Ít (tháp Bạc)

Cụm tháp Bánh Ít gồm 4 thác nằm rải rác trên một ngọn đồi thuộc thôn Đại Lộc, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 20km. Tên của tháp xuất phát từ hình dáng của tháp cụm tháp khi nhìn từ xa trông như những chiếc bánh ít lá gai (một loại bánh với nguyên liệu chính là nước của phần lá gai, trộn chung với bột nếp, có nhân là đậu xanh) ở miền Trung.

Là một cụm, nhưng kiến trúc và trang trí của mỗi tháp mỗi khác. Tháp chính đường bệ và hoành tráng với các cột ốp, các dưới gờ nhô ra mạnh mẽ. Ngôi tháp phía nam có mái cong hình yên ngựa sang trọng và sắc sảo. Tháp cổng với kiến trúc tương tự nhưng nhỏ hơn tháp chính. Tháp nằm phía đông nam với những nét điêu khắc hình trái bầu lọ mang lại vẻ ấm áp.

Tháp Cánh Tiên (tháp Đồng)

Tháp Cánh Tiên thuộc xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 27 km. Khác với các tháp khác hoàn toàn được xây bằng gạch Chăm, một nửa tháp Cánh Tiên được xây bằng sa thạch. Ngoài những họa tiết đặc trưng của kiến trúc Chăm, tháp còn gây ấn tượng với những hoạ tiết hình cánh phượng tại mỗi góc của tầng tháp. Vào lúc hoàng hôn, nhìn từ xa, tháp duyên dáng như một nàng tiên đang múa giữa lưng trời.

Tháp Dương Long (tháp Ngà)

Tháp Dương Long là một quần thể 3 tháp nằm ngang nhau. Tháp chính giữa lớn nhất nằm trên một ngọn đồi thuộc xã Tây Bình, huyện Tây Sơn, cách Quy Nhơn khoảng 50 km. Các tháp của Dương Long đều có cấu trúc nhỏ dần về phía đỉnh rồi kết thúc bằng một đoá sen đang nở. Tháp Dương Long "lạ" với sự tham gia của những tảng đá lớn ở góc cũng như sự xuất hiện của các điêu khắc trang trí bằng đá.

Tháp Bình Lâm

Không giống các tháp khác được xây dựng trên đối cao, thác Bình Lâm được xây dựng trên một vùng đất bằng phẳng của thôn Bình Lâm, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, Bình Định. Ngoài vẻ hùng vĩ của ngọn tháp cao trên 20m, tháp còn gây ấn tượng với du khách ở những mái vòm trông như những toà lâu đài thu nhỏ, những hoa văn kiểu xoắn tinh tế và cân đối được chạm khắc trực tiếp vào gạch Chăm. Sau khi chiêm ngưỡng tháp, du khách có thể tham quan dấu tích cuộc chiến chống Nguyên - Mông tại thành Thị Nại.

Tháp Thủ Thiện

Các cột tại tháp Thủ Thiêm không được chạm khắc, hay trang trí như những tháp khác mà được ốp trơn, phẳng. Các ô dọc của tháp cũng không còn uyển chuyển mà thành một gờ nổi lớn nhô ra ngoài. Bên trong tháp, vách đối diện cửa ra vào có 12 tượng đá bán thân, tay chắp trước ngực, xếp theo hình búp măng. Tượng cao nhất cách tượng thấp nhất độ 2m. Tháp cũng sở hữu một "giếng trời" để lấy ánh sáng vào bên trong từ khung cửa vuông trên đỉnh.

Tháp Thủ Thiện thuộc làng Thủ Thiện, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.

Tháp Phú Lộc

Tháp Phú Lộc hay còn gọi là Thốc Lốc, thuộc xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 2 km. Tháp mang kiến trúc kiểu đền núi, toạ lạc trên ngọn đồi cao 76m, mang dáng vẻ bề thế, uy nghi. Đứng tại tháp, ta có thể ngắm những chú trâu đang thong thả gặm cỏ, những cánh cò trắng muốt, nhỏ xinh trên những đồng lúa xanh bạt ngàn của hai huyện An Nhơn và Phù Cát.

Đến Quy Nhơn ăn đặc sản gì?

Đến với vùng đất Quy Nhơn Bình Định các bạn không chỉ bị lạc lối bởi cảnh đẹp hút hồn ngoài tắm biển, tham quan những danh lam thắng cảnh mà còn bị hấp dẫn bởi những món ngon bổ, rẻ. Các bạn không khỏi bất ngờ về thiên đường ẩm thực nơi đây. Đồ ăn không những tươi ngon, phong phú mà lại rẻ.  đây cũng là một nét thú vị bạn không thể bỏ qua. Dưới đây là những đặc sản nổi tiếng mời các bạn tham khảo làm cẩm nang khi đến vung vùng đất võ nhé.

Bún chả cá Quy Nhơn: Đây là món đặc sản nổi tiếng nhất ở thành phố biển Quy Nhơn. Điểm làm nên sự khác biệt so với bún chả cá ở những địa phương khác chính là chả cá và nước dùng. Chả cá ở đây được chế biến hoàn toàn từ cá tươi với nhiều gia vị được nêm nếm kĩ lưỡng theo phương thức gia truyền. Nước dùng chủ yếu được nấu từ xương cá, đầu cá tạo ra vị ngọt dễ chịu, khó quên. Ăn kèm với bún chả cá là chén tương ớt đặc trưng được pha chế chỉ Bình Định mới có.

bún chả cá Quy Nhơn

Điểm nhấn của món ăn là phần chả cá là được làm từ những cá thu thịt ngọt và phải quết sao cho miếng bánh chả láng mịn, tròn dày vừa phải, cùng nước lèo được nấu từ xương và đầu cá thu, trong veo, ngọt tự nhiên. 

Bánh xèo Mỹ Cang có các thành phần đều là đặc sản của địa phương. Gạo được xay từ loại lúa ở cánh đồng khu Đông. Tôm là loại tôm đất sống nước lợ ở đầm Thị Nại. Nước chấm được pha chế từ nước mắm nguyên chất... Một món ăn nổi tiếng không kém ở đất võ là món bánh xèo tôm nhảy. Người dân chọn lựa rất kỹ những nguyên liệu để làm bánh từ bột gạo có quyện một chút bột nghệ và nước cốt dừa đến những con tôm đất nhỏ nhưng chắc thịt. Bánh xèo Bình Định không quá to như trong miền Nam mà được đổ trong nhiều khuôn nhỏ, vừa vặn để dễ cuốn ăn cùng bánh tráng. Vị bánh xèo vừa ngọt, vừa giòn lại vừa chua để lại rất nhiều ấn tượng cho các khách từng có dịp thưởng thức. Một số địa phương chế biến bánh xèo ngon là Mỹ Cang (Phù Mỹ), Hoài Đức (Hoài Nhơn),...

Bánh tráng nước dừa

Bình Định còn được biết đến là xứ dừa với vùng đất Tam Quan nổi tiếng bởi nhiều món ăn, đồ dùng được chế biến từ những trái dừa. Trong đó, bánh tráng dừa được nhiều người yêu thích và hay mua về làm quà mỗi khi ghé qua Bình Định. Nhờ có pha chế thêm nước cốt dừa vào trong bột gạo dùng để tráng bánh mà bánh có hương vị thơm ngon, béo ngậy. Điều đặc biệt là bánh tráng dừa chỉ nướng để ăn và có thể dùng kèm với nhiều món ăn khác.

Rượu Bàu Đá có nồng độ rất cao, hơn 50 độ, uống nhanh say nhưng say rồi không thấy mệt. Muốn có rượu ngon, người nấu phải tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt về nguồn nước, gạo, men, dụng cụ nấu, cộng với kinh nghiệm gia truyền.

Bánh ít lá gai là một loại bánh đặc sản của người dân Bình Định nói riêng và miền Trung nói chung. Nguyên liệu chính để làm bánh là bột nếp và lá gai. Bánh khi ăn mềm, dẻo cùng vị ngọt vừa phải rất ngon miệng.

Bánh ít Bình Định

Cua huỳnh đế là đặc sản của vùng biển Tam Quan và Ðề Gi (Bình Ðịnh). Cua đế có bộ áo giáp dày và cng, màu vàng rực như hoàng bào, li ti gai nhọn xuôi theo thân, que và càng to, cạnh sắc lẻm như dao khác hẳn với các loại cua khác.

Cua Huỳnh Đế Bình Định

Bánh hỏi Bình Định ngon nhất là ở Diêu Trì (Tuy Phước). Bánh  thưởng được ăn kèm vơi thịt nướng song nếu gọi món này ở Diêu Trì, bạn sẽ được thưởng thức thêm hai món cháo và lòng.

Nem chợ Huyện Nem chợ Huyện không mềm như nem Thủ Đức, không ngọt như nem Lai Vung, nem An Cựu mà dai dai, sần sật, chua giòn đã miệng. Nem tươi đã ngon, nướng với than, ăn kèm với bánh, chả ram, rau mùi, tía tô, rau răm, chuối, khế xắt nhỏ, dưa leo, nước chấm (hoặc xì dầu) và vài múi tỏi, trái ớt càng tuyệt.

Nem chợ Huyện Bình Định

Mắm nhum  Mỹ An

Nhum có nhiều loại, để muối mắm phải là nhum ta màu đen. Cách chế biến như sau: Cắt sơ những chiếc gai nhọn tua tủa xung quanh con nhum rồi khoét một lỗ ngay miệng nhum, khéo léo khều lấy thịt nhum cho vào chum sành, để ít muối hạt lên, rồi đem vùi vào bếp tro hoặc "giang" nắng từ 10 đến 15 ngày. Mắm nhum có cách chế biến đơn giản nhưng tốn nguyên liệu. Một 100 kg nhum sống chỉ làm được chưa tới 2 kg nước mắm. Đây cũng là lý do loại mắm này hiếm có khó tìm. Mắm nhum chín, nhuyễn tan, sền sệt, mầu đỏ đục, thơm nức. Mắm nhum không phổ biến như các loại mắm khác nên nhiều lúc, có tiền cũng không thể mua được vì không biết nơi bán, hay người có cũng chỉ dùng đãi khách quý hoặc để dành tặng người thân.

Gỏi cá chình

Là địa phương có nhiều ao, đầm nên Bình Định đã tạo môi trường sống thuận lợi cho nhiều loài cá đặc sản, trong đó có cá chình. Cá chình có thể chế biến nhiều món khác nhau, nhưng người dân bản địa và cả thực khách đều khoái khẩu nhất với món gỏi cá chình. Gỏi cá chình là một món ăn được chế biến vô cùng công phu từ việc chọn cá tươi sống đến công đoạn tẩm ướp gia vị sao cho vừa miệng nhất. Gỏi cá chình được xúc ăn với bánh tráng nướng và nước mắm giã gừng.

 

  • Tìm Kiếm Tour
  • Du Lịch Miền Nam
  • Du Lịch Miền Trung
  • Du Lịch Miền Bắc
  • Điểm Khởi hành
  • Giá
  • Du lịch theo chủ đề

Tin Tức Tour Du Lịch