Sửa toàn diện chợ Bình Tây xây từ năm 1928

 

Tuy nhiên, sở này đề nghị UBND quận 6 trong quá trình triển khai cần đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự, giao thông công cộng và vệ sinh môi trường.

Sở Công thương TP cũng lưu ý việc di dời sắp xếp 1.077/1.446 sạp thuộc diện di dời và sắp xếp kinh doanh tại chợ tạm (có 369 sạp tạm ngưng kinh doanh, sử dụng làm kho không thuộc diện di dời và sắp xếp kinh doanh tại chợ tạm), phải đảm bảo cho tiểu thương kinh doanh liên tục, ổn định và an toàn trong thời gian thi công sửa chữa toàn diện chợ Bình Tây.

Theo thông tin từ UBND quận 6, nguồn vốn đầu tư dự án nói trên thực hiện bằng phương thức xã hội hóa, từ nguồn đóng góp của các hộ kinh doanh trong nhà lồng chợ và được tái bố trí sạp theo nguyên tắc nguyên canh nguyên cư, được ký hợp đồng sử dụng điểm kinh doanh 10 năm.

Sau khi hoàn tất, tổng diện tích sạp chợ được bố trí lại cho 1.446 sạp (diện tích mỗi sạp bình quân 5,6 m2).

Tổng mức đầu tư hơn 122 tỉ đồng. Năm 2016 những hộ kinh doanh trong nhà lồng chợ Bình Tây tạm ứng trước 50 tỉ đồng, trong đó mức đóng góp 40 triệu đồng/sạp (hộ đang kinh doanh) và 20 triệu đồng/sạp (hộ đang làm kho, tạm ngưng kinh doanh).

Một trong những yêu cầu trong quá trình sửa chữa, nâng cấp chợ Bình Tây là mái phải lợp ngói, bảo tồn kiến trúc cổ.

Chợ Bình Tây có từ năm 1928

Thông tin giới thiệu đôi nét chợ Bình Tây của UBND quận 6 cho biết đây là ngôi chợ được xây cất vào năm 1928, do ông Quách Đàm (tức Thông Hiệp), một người Hoa gốc Triều Châu bỏ vốn xây dựng.

Ông là người buôn bán lúa gạo ở vùng Chợ Lớn và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ông Quách đã thuê kỹ sư người Pháp thiết kế nên chợ được xây cất theo kỹ thuật phương Tây, song mang đậm nét kiến trúc Trung Quốc.

Tháp giữa vươn cao có bốn mặt đồng hồ, có “lưỡng long chầu châu”, bốn góc có bốn chòi nhỏ, toàn bộ mái chợ lợp bằng ngói âm dương theo kiểu chồng lớp để tạo sự thông thoáng.

Riêng mái ở các góc có nét uốn lượn theo kiểu chùa chiền phương Đông. Chính giữa chợ có khoảng sân trời rộng rãi, thoáng mát theo một lối kiến trúc cổ xưa với nhà lồng chợ chính giữa.

Khu vực chợ Bình Tây có diện tích khoảng 28.000m2, trong đó nhà lồng khoảng 8.500m2.

Chợ có 12 cổng nhỏ thông ra bốn hướng và một cổng chính trực diện bến xe Chợ Lớn. Là cửa ngõ về các tỉnh miền Tây Nam Bộ, thuận lợi cho giao thông, vận chuyển hàng trên bến dưới thuyền.

Nguồn: tuoitre.vn

Tin Tức Hot