VỊNH CAM RANH - CAM RANH - NHA TRANG - KHÁNH HOÀ
VỊNH CAM RANH - CAM RANH - NHA TRANG - KHÁNH HOÀ
Vịnh Cam Ranh là một vịnh nhỏ ở cực Nam của tỉnh Khánh Hòa. Vịnh được xếp là 1 trong 3 hải cảng thiên nhiên tốt nhất thế giới cùng với cảng San Francisco và Rio De Janeiro. Vịnh có diện tích khoảng 185 km2, độ sâu phổ biến từ 5 — 10 m, phía ngoài có độ sâu khoảng 20 m, ra khỏi cửa vịnh tiếp cận với đường đẳng sâu 40 m.
Vịnh Cam Ranh là một trong những vịnh đặc biệt quan trọng. Ngày xưa người Pháp cũng đã dự kiến phát triển vịnh Cam Ranh thành cảng để khách du lịch từ bên Pháp khi về qua Việt Nam qua Đông Dương cập bến ở đây và họ sẽ đi lên trên xe lửa để đi lên Phan Rang và đến Dalat nghỉ mát, nhưng kế hoạch của họ không được hoàn hảo cho nên đã không hoàn thành được. Sau đó người Pháp đã rời khỏi Việt Nam và biến vịnh thành cảng quân sự. Sau năm 1975 chúng ta tiếp quản và giao cho Liên Xô và người Liên Xô thuê khu cảng làm cảng quân sự, sau này Liên Xô tan rã thì trở thành khu căn cứ của chúng ta hiện nay.
Cam Ranh là một trong những lý do dẫn đến cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung. Ngày nay người ta đã đúc kết được 4 lý do dẫn đến cuộc chiến tranh này là vào thời điểm năm 1979 người Trung Quốc đã đưa quân sang chúng ta với lý do thứ 1 là chúng ta đã trục xuất người Hoa ra khỏi Việt Nam, lý do thứ 2 là chúng ta đã đưa quân sang đánh Campuchia, sau khi chúng ta diệt được Khơme đỏ thay vì chúng ta về lại tiếp tục ở Campuchia điều này đã làm phật ý Trung Quốc vì Trung Quốc là người bạn thân thiết của Campuchia, lý do thứ 3 là vấn đề quần đảo Hoàng Sa, thứ 4 là vịnh Cam Ranh vì sau đó mình đâu để cho Trung Quốc mà nhường lại cho Liên Xô.
Trong chiến tranh Việt Nam 1 trong những quốc gia đã giúp cho chúng ta rất nhiều là Liên Xô và Trung Quốc, Liên Xô giúp vũ khí hạng nặng còn Trung Quốc nhẹ như quần áo, vật dụng, súng đạn …cho nên sau năm 1975 chúng ta phải nộp tục là mang tiền, lúa gạo, vàng bạc ra trả cho Trung Quốc trả rất nhiều cho nên phải trả trong thời gian dài mới hết được. Trong thời điểm đó Liên Xô và Trung Quốc có mối quan hệ mâu thuẫn tại biên giới Nga-Trung.
Vịnh Cam Ranh là một vịnh khá kín, dân cư sống chủ yếu bằng nghề nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, tiểu thủ công nghiệp. Diện tích vùng vịnh kín là 60 km2 và độ sâu trung bình từ 18 — 20 m, xung quanh có núi bao bọc nên vùng biển luôn kín gió. Với diện tích đó vịnh Cam Ranh cho phép nhiều tàu bè cập bến cùng một lúc. Trước năm 1975, Mỹ huấn luyện cá heo để tuần du. Hiện vịnh Cam Ranh chia làm hai khu vực chính trị và kinh tế. Vịnh Cam Ranh còn là nơi để du khách có thể đến ngắm cảnh hay đi bộ trên những đồi cát trắng mịn.
Ở khu vực Khánh Hoà có 1 thung lũng nằm bên tay trái bên dãy Hoàng Sơn gọi là thung lũng Ôkha, ngày xưa đường bay hàng không Việt Nam bay ngang thung lũng này và chỗ đó đã tạo ra gió xoáy gây ra tai nạn máy bay nên sau này người ta mới cho đi vòng ra bờ biển không đi ngang Ôkha nữa.
Những bãi cát ở Khánh Hòa rất đặc biệt khi người ta đào sâu xuống sẽ có nước ngọt cho nên dân đòa phương ở đây người ta đi biển xong người ta vô đào cát lấy nước ngọt ở dưới.
Cam Ranh là 1 trong những nơi có cát rất trắng dùng trong công nghệ kỹ thuật cao như tạo ra những con chíp trong máy vi tính …đặc biệt hiện nay loại dẫn điện tốt nhất làm bằng sợi thủy tinh từ cát mà ra, tên cát hiện nay nổi tiếng ở Việt Nam là Ý Lan.
XOÀI CAM RANH:
Đây là khu vực trồng xoài nhiều nhất nước chúng ta, diện tích hiện nay khoảng 4.500ha. Xoài trồng ở đây chất lượng không ngon như xoài miền Tây, giống xoài chủ yếu ở đây là giống xoài Thanh Ca, xoài hôi, xoài mủ…. Vì giá trị không cao nhưng rất hợp với khí hậu Cam Ranh: đất cát, độ PH thấp, gió lớn. Xoài Cam Ranh chủ yếu dùng để ăn sống kèm với các món gỏi, còn chín được sử dụng làm bánh tráng xoài — một đặc sản của Khánh Hòa.
SÂN BAY CAM RANH:
Nằm ở trung tâm bán đảo Cam Ranh, cách thành phố Nha Trang 30 km về phía Nam, sân bay Cam Ranh là một trong số ít sân bay có đường băng lớn và dài nhất nước ta hiện nay, có khả năng tiếp nhận các loại máy bay hiện đại cỡ lớn. Để có được chuyến bay ngày hôm nay — chuyến bay khai trương khai thác thương mại tại cảng Hàng Không Cam Ranh, cụm cảng hàng không miền Trung đã đầu tư hơn 40 tỷ đồng để đưa vào sử dụng khai thác các công trình: hệ thống đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ máy bay …